Luật Thi đấu và Thể lệ Ngày hội Robothon 2017

28.09.2017
Ngày hội Robothon Quốc gia đang đến gần, hãy đọc lại một lần nữa thể lệ của BTC để tránh vi phạm quy định chung các bạn nhé.

1. Giới hạn và điều kiện

– Ngày hội chỉ dành cho thí sinh đến từ các trường liên kết và hợp tác với Tập đoàn EDUSPEC (Malaysia). Đại diện của EDUSPEC tại Việt Nam là Công ty Cổ phần DTT Eduspec.

– Không hoàn trả lệ phí thi sau khi hoàn tất đăng kí. Các đội có thể thay đổi thí sinh tham gia thi đấu.

– Ban tổ chức có quyền hủy bỏ một trong các hạng mục thi đấu nếu số đội tham gia ít hơn 10 đội. Các đội tham gia sẽ được hoàn trả toàn bộ lệ phí.

– Một đội có tối thiểu 2 thành viên và tối đa 3 thành viên.

– Lệ phí thi được quy định trong mẫu đơn đăng kí theo từng năm. Liên hệ với đại diện khu vực để biết thêm chi tiết.

– Khi đăng kí tham gia thi đấu, các thí sinh phải chấp thuận các luật lệ, quy tắc và điều kiện của Ngày hội cùng các vấn đề liên quan.

– Ban tổ chức có quyền hủy bỏ các đặc quyền, các danh sách thi đấu trước khi Ngày hội diễn ra.

– Ban tổ chức có quyền ghi hình sự kiện, sản xuất và xuất bản các tài liệu liên quan đến Ngày hội, sử dụng hình ảnh diễn ra trong Ngày hội để truyền thông.

2. Hướng dẫn chung

– Ban Giám khảo có quyền cao nhất trong Ngày hội. Quyết định của Ban Giám khảo là quyết định cuối cùng.

– Thí sinh tham gia thi đấu phải nắm rõ luật thi đấu, chấp thuận với các điều khoản trong Ngày hội. Thí sinh sẽ bị loại khỏi Ngày hội nếu vi phạm mà không có lí do xác đáng.

– Ban tổ chức không cung cấp không gian riêng cho thí sinh thực hành.

– Thí sinh tham gia thi đấu phải mặc đồng phục, đi giày hoặc dép quai hậu. Tuyệt đối không đi dép lê trong khi thi đấu.

– Thí sinh phải có trách nhiệm bảo quản thiết bị cá nhân cũng như cài đặt phần mềm. BTC sẽ không giải quyết BẤT KỲ VẤN ĐỀ VỀ PHẦN CỨNG & PHẦN MỀM, bao gồm cả việc thiếu hụt hay trục trặc về thiết bị.

– Giám khảo và trọng tài có quyền kiểm tra hành lý của thí sinh khi ra vào khu vực thi đấu.

– Ban tổ chức có quyền ngăn cản và loại bỏ bất kì ai không phải thí sinh làm ảnh hưởng tới Ngày hội.

– Thí sinh tự chuẩn bị các thiết bị cá nhân và tự bảo quản tư trang cá nhân. Ban tổ chức không chịu trách nhiệm với bất kì tổn thất và thiệt hại nào có thể xảy ra trong quá trình thi đấu.

– Thí sinh không được phép mang theo các thiết bị điện tử cá nhân (máy tính bảng, điện thoại di động, máy nghe nhạc mp3, …) trong khu vực thi đấu.

3. Các hành vi vi phạm trong Ngày hội

Thí sinh tham gia thi đấu phải hành xử lịch sự và tôn trọng người khác. Ban Giám khảo có quyền loại bỏ thí sinh khi có một trong những hành vi như sau:

  • Sử dụng lời lẽ thô tục, khiêu khích hay hành động đe dọa tới thí sinh khác.
  • Phá hoại sàn thi đấu, mô hình thi đấu hoặc Robot của thí sinh khác.
  • Can thiệp hoặc phá hoại ngầm thí sinh khác.
  • Tranh cãi hoặc gây rối với thành viên trong Ban tổ chức, thi sinh khác hoặc với khán giả.
  • Không tuân theo hướng dẫn của Ban tổ chức Ngày hội.
  • Gian lận, cá độ, thông đồng và hối lộ.
  • Chơi trò chơi điện tử trên máy tính.
  • Trao đổi với khán giả, khách mời, những người không phải là thí sinh cuộc thi.

4. Vai trò của Giám khảo trong Ngày hội

Giám khảo: là người đưa ra quyết định cuối cùng và thí sinh phải tuân theo quyết định đó. Trách nhiệm của Giám khảo bao gồm:

  • Xử lí các tranh chấp, giải thích các quy tắc và đưa ra quyết định chính thức.
  • Đảm bảo thực hiện đúng các bước cần thiết trong Ngày hội, phát hiện và xử lí các tình huống vi phạm thể lệ Ngày hội.
  • Đưa ra quyết định cuối cùng về mọi trường hợp khiếu nại và có thể thay đổi quyết định của trọng tài.
  • Quyết định việc tổ chức thi đấu lại và thể thức của Ngày hội đó.

Thí sinh: Các thi sinh tham gia thi đấu có trách nhiệm:

  • Có thái độ tôn trọng đối với các trọng tài, người giám sát thi đấu và với khan giả, không có hành vi gian lận, chơi xấu trong khi thi đấu.
  • Thi đấu trên tinh thần trong sáng, tích cực.

Khán giả: Là những người giám hộ, phụ huynh…không liên quan đến chuyên môn cuộc thi cũng như các vấn đề thuộc trách nhiệm của Giám khảo và Thí sinh

  • Có trách nhiệm giữ trật tự trong suốt quá trình thi đấu.
  • Không được đi vào khu vực thi đấu, cung cấp thông tin hoặc hướng dẫn cho các thí sinh trong lúc thi đấu.
  • Khán giả được phép ghi lại hình ảnh, thông tin trong quá trình thi đấu nhưng phải trật tự và trong giới hạn cho phép của Ban tổ chức cuộc thi.

5. Thiết bị

Phần cứng:

– Các thành phần để lắp Robot thi đấu phải là linh kiện của Lego hoặc Vex IQ.

– Các thí sinh chỉ được sử dụng duy nhất 6 cục pin AA hoặc pin lithium của Lego mindstorms.

– Thí sinh tự chuẩn bị laptop, phần mềm, pin, cáp usb, thiết bị hỗ trợ, thiết bị đầu nối chuyển đổi,… . Ban tổ chức sẽ không chịu trách nhiệm nếu thí sinh bị thiếu linh kiện hoặc linh kiện bị hỏng.

– Vì lý do an toàn, các thí sinh không được mang theo dây điện mở rộng và ổ ba chân.

– Thí sinh được quyền mang theo các đồ dùng sau: bút bi, bút chì, tẩy, thước kẻ, máy tính cầm tay.

– Tham khảo các cấp độ thi đấu để biết thêm về giới hạn các phần cứng cho các cấp độ.

Phần mềm:

– Robot phải được lập trình bằng phần mềm Robotlab, NXT-G, EV3 hoặc phần mềm RobotC. Ngoài ra không được sử dụng phần mềm nào khác. Các phiên bản vá lỗi, mở rộng hoặc mới nhất của phần mềm từ các nhà sản xuất (như LEGO và NI) đều được phép sử dụng.

– Thí sinh được phép mang mang Robot đã được lập trình sẵn, bài lập trình cho Robot đến khu vực thi và được phép tham khảo tài liệu lập trình.

– Tham khảo các cấp độ thi đấu để biết thêm về giới hạn các phần mềm cho các cấp độ.

Sàn thi đấu và mô hình:

Sàn thi đấu và mô hình do Ban tổ chức dựng sẵn và cung cấp. Nếu thí sinh phát hiện có vấn đề, có thể báo với Giám khảo trước khi thi để thay thế hoặc sửa chữa. Lưu ý các vấn đề sau trong khi thi đấu:

– Điều kiện ánh sáng phức tạp.
– Chướng ngại vật trên sàn thi đấu.
– Vị trí của các thiết bị kết dính trên hoặc cạnh sàn thi đấu.
– Ban Giám khảo và trọng tài có thể đi lại trong khu vực thi.

Thí sinh không được phép:

– Mang các mô hình mẫu lắp sẵn đến Ngày hội.

– Gỡ, sửa hoặc làm hỏng mô hình thi đấu trên sàn thi đấu.

– Sửa đổi Fieldmodels và Field objects nhưng không giới hạn với các đối tượng chiến lược, các fieldmodels khác và robot trừ khi có quy định khác.

6. Robot

Lưu ý khi lắp ráp Robot:

– Mỗi vòng thi chỉ được sử dụng tối đa một bộ điều khiển.

– Mỗi cấp độ thi đấu chỉ được sử dụng một Robot.

– Không cho phép sử dụng những linh kiện không phải của Lego như: băng dính, sơn, keo, đinh vít,… để kết nối các thành phần của Robot.

– Robot phải chạy tự động. Các phương thức sử dụng kết nối không dây hoặc từ xa đều không được phép.

– Các thí sinh  được phép mang Robot đã lắp sẵn đến Ngày hội.

– Kích thước của Robot có giới hạn là 25x25x25cm.

Vào đầu mỗi vòng, mỗi Robot phải nằm trong các kích thước được nêu trong giới hạn kích thước. Tham khảo từng loại thi đấu để biết thêm chi tiết

Lưu ý khi Robot chuẩn bị thi đấu:

– Để thực hiện nhiệm vụ, phần base Robot phải nằm hoàn toàn  bên ngoài Terminal. Phần base là tất cả các phần của một Robot chạm sàn thi đấu, bao gồm các phần đính kèm và dây kèm theo.

– Thí sinh không được phép chạm vào robot khi robot nằm ngoài Terminal.

– Một Robot phải xuất phát/khởi động lại với phần base của nó trong phạm vi Terminal.

– Một Robot được coi như quay trở lại Terminal khi một trong các phần base Robot vào đến Terminal một cách tự động.

7. Các giai đoạn thi đấu

Ngày hội được chia thành 4 giai đoạn: giai đoạn kiểm tra, giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn cách ly, giai đoạn thi đấu.

Giai đoạn chuẩn bị:

Thí sinh có một giờ để hoàn thành phần điều chỉnh, lập trình và thử nghiệm.

Giai đoạn cách ly:

– Tất cả các Robot và phần mở rộng phải được đặt tại khu vực cách ly để kiểm duyệt.

– Những thí sinh tham gia không đặt robot tại khu vực cách ly sẽ không được phép thi đấu

– Nếu vi phạm, thí sinh được phép sửa lỗi trong thời gian được phân bổ của Ban Giám khảo, nhưng không được phép lắp thêm các bộ phận, tải các bài lập trình hay quay trở lại khu vực của đội mình để sửa chữa.

– Robot sẽ được đặt tại khu vực cách ly và không được thi đấu trong suốt thời gian cách ly.

– Robot sẽ được đặt tại khu vực cách ly khi không thi đấu trong các vòng đấu

Giai đoạn thi đấu:

– Thí sinh tham gia thi đấu 2 vòng. Điểm cuối cùng là điểm cao nhất trong 2 vòng thi.

– Mỗi đội có 2 phút để hoàn thành nhiệm vụ. Khi thời gian kết thúc, thí sinh phải cho dừng Robot và giữ nguyên trạng thái Robot cũng như các mô hình trên sàn thi đấu.

– Trước mỗi vòng, trọng tài sẽ kiểm tra vị trí xuất phát của Robot, sau đó ra hiệu sẵn sàng tới Ban Giám khảo. Thí sinh có thể bắt đầu thi đấu bằng cách ấn nút hoặc chạm cảm biến để Robot hoạt động.

– Bộ đếm thời gian sẽ báo hiệu bắt đầu một vòng thi, thí sinh chỉ được phép cho Robot hoạt động sau khi có báo hiệu.

– Thí sinh chỉ được tương tác với Robot khi Robot nằm hoàn toàn trong khu vực Terminal.

– Bất kỳ hình thức sửa đổi nào cho robot trong suốt cuộc thi đều không được phép.

– Thí sinh tham gia không được phép thiết lập lại bất kỳ mô hình cá nhân và trong cả hai vòng đấu.

– Thí sinh tham gia có thể chọn “RESTART”, tuy nhiên bộ đếm giờ sẽ không bị dừng lại.

– Khi Robot hoàn thành nhiệm vụ của mình trước thời gian quy định, thí sinh  phải hô “STOP” để ra hiệu ngừng bộ đếm ngược.

Trạng thái:
a. TRY

– Trọng tài có trách nhiệm thông báo về trạng thái “TRY” khi robot ra khỏi khu vực Terminal. Thí sinh được phép thực hiện lại nhiệm vụ nhiều lần nhưng bộ đếm thời gian sẽ không được thiết lập lại. Các nhiệm vụ đã thành công sẽ không bị ảnh hưởng. Không giới hạn số lần “TRY”.

“TRY” bao gồm:

  • Robot ra khỏi Terminal, sau khi robot được điều chỉnh hoặc sắp xếp lại trong Terminal.
  • Robot ra khỏi Terminal, sau khi sửa chữa fieldmodel bị hư hại (hoặc di chuyển fieldmodel ra khỏi vị trí ban đầu) đang có ảnh hưởng tới nhiệm vụ.
  • Robot ra khỏi Terminal, sau khi thí sinh phạm lỗi và bị buộc phải quay trở lại Terminal.

b. LỖI

Trọng tài có trách nhiệm thong báo về trạng thái “LỖI” khi thí sinh phạm lỗi. Robot phải quay lại Terminal ngay lập tức. Không giới hạn số lần vi phạm. “LỖI” bao gồm:

  • Thí sinh chạm vào fieldmodel hoặc robot (hoặc bất kỳ thứ gì di chuyển hay sử dụng) khi robot không nằm trong Terminal.
  • Thí sinh để robot xuất phát trước khi có tín hiệu cho phép.

c. RESTART

– Thí sinh có trách nhiệm thông báo trạng thái “RESTART”. Khi khởi động lại robot sẽ thiết lập lại mô hình cũng như các nhiệm vụ về trạng thái ban đầu. Thí sinh có thể khỏi động lại nhiều lần nhưng bộ đếm thời gian vẫn tiếp tục hoạt động. Thí sinh phải có ít nhất 1 lần TRY trước khi yêu cầu RESTART.

Các tình huống gọi là “RESTART” bao gồm, nhưng không giới hạn,

  • Sửa chữa hoặc Đặt lại mô hình hoặc đối tượng
  • Loại bỏ thêm “nhiệm vụ thất bại”.

d. STOP

– Thí sinh có trách nhiệm thông báo về trạng thái “STOP” khi robot đã hoàn thành nhiệm vụ và kết thúc bài thi. Trọng tài có trách nhiệm thông báo về trạng thái “STOP” khi kết thúc 2 phút thực hiện bài thi.

8. Chấm điểm

Ngay sau khi lượt thi đấu kết thúc, trạng thái của tất cả các đối tượng (Robot và mô hình) trên sàn thi đấu được ghi lại và chấm điểm.

– Khi kết thúc vòng thi, thí sinh không được tác động đến sàn thi đấu và các đối tượng trên sàn thi đấu. Trọng tài ghi lại tình trạng các nhiệm vụ lên bảng điểm và đi tới thống nhất với thí sinh về điểm số đạt được, mất đi và lý do.

– Đội trưởng ký vào bảng điểm khi kết thúc vòng thi. Sau khi ký, điểm số là điểm cuối cùng và thí sinh không có quyền khiếu nại.

– Tham khảo các danh mục thi đấu để có tiêu chí chấm điểm chi tiết hơn.

9. Xếp hạng

Tham khảo các tiêu chí XẾP HẠNG của mỗi loại để xác định cách một nhóm xếp hạng trong một tình huống hòa.

10.  Đổi luật

Luật và điều lệ thi đấu có thể được cập nhật mới hoặc thay đổi bởi Ban tổ chức. Những thay đổi dựa trên các bản cập nhật phần mềm lập trình hoặc điều lệ đã được ban hành, Ban tổ chức sẽ thay đổi điều lệ khi cần thiết để có một Ngày hội thành công. Các đội có trách nhiệm tìm hiểu luật thi đấu và những điều cơ bản trước Ngày hội để đảm bảo việc tuân thủ các quy định. Những luật lệ được đề ra nhằm đảm bảo tính công bằng và cạnh tranh cho Ngày hội.